4 Lưu ý khi chuẩn bị bón phân cho sầu riêng giai đoạn ra hoa
1. Quan sát, đánh giá sức khỏe của cây sầu riêng qua bộ lá
- Số lượng cơi đọt tối thiểu phải đi được 2 cơi lá
- Dàn lá khỏe không bị sâu bệnh tấn công
- Lá xanh và dày
2. Vệ sinh, tỉa cành tạo tán cây sầu riêng
- Tỉa cành:
- Cành sâu, bệnh
- Cành khô, ốm yếu, khả năng cho quả kém
- Cành trong tán, cành vượt che khuất ánh sáng
- Những cành mọc cách mặt đất 0.5-1 m cũng cần được tỉa bỏ để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ.
- Cành có tàn dư cuống trái, cành giao tán
- Rủa vườn: Sau khi hái trái và tỉa cành, cây sẽ có những vết thương. Vì thế, nhà vườn nên kiểm soát nấm, vi khuẩn bằng cách:
- Vườn có tỷ lệ nấm bệnh thấp: phun tinh vôi phun ướt đẫm toàn bộ cây, có thể kết hợp tưới đẫm gốc.
- Vườn nhiều bệnh (nấm hồng, đốm rong,…): phun thuốc (gốc đồng, mancozeb) toàn bộ thân lá đến gốc có thể lặp lại sau 5-7 ngày nếu bệnh nặng.
- Đồng thời, bà con cần dọn sạch cỏ dại trong vườn – đây chính là nơi các loài dịch hại trú ngụ.
3. Kiểm tra PH của đất
- Duy trì độ PH ổn định ở mức 6.0 trở lên
- Sử dụng dụng cụ đo PH chuyên dụng để kiểm tra tình trạng đất có bị chua hay không
- Khi PH ổn định thì bón phân cho cây sâu riêng giai đoạn ra hoa cây mới hấp thụ tốt được
4. Đảm bảo bón phân và tưới nước đầy đủ
- Tưới đủ nước để phân bón hòa tan tốt, giúp rễ hấp thu hiệu quả
- Bổ sung Trichoderma kết hợp phân hữu cơ để phòng ngừa nấm hại rễ trong đất như Phytophthora spp., Fusarium sp.,…
- Xử lý nấm Phytophthora riêng nếu cây bị bệnh nặng
- Cây bị xì mủ, thối rễ: ưu tiên giải quyết nấm bệnh (trước 10-15 ngày). Sau đó mới áp dụng quy trình dinh dưỡng phục hồi để hạn chế lây lan cho cả vườn
- Bón phân hữu cơ đầy đủ để nuôi bộ rể và chuẩn bị cây có sức cho vụ tiếp theo
- Tưới nước đầy đủ mỗi ngày tùy tán cây, bà con nên Lắp hệ thống tưới sầu riêng để có thể cung cấp lượng nước ổn định
- Ngoài ra có thể bón phân cho cây sầu riêng thông qua hệ thống tưới giúp tiết kiệm thời gian và tránh lãng phí phân bón
Cách Bón phân cho sầu riêng giai đoạn ra hoa

❖ Dưỡng rễ
Cải tạo đất:
Sau một mùa vụ mà nhà nông sử dụng rất nhiều phân bón, đặc biệt là 1 tháng trước khi thu hoạch. Cộng với việc xiết nước cuối thời điểm thu hoạch làm mặt đất khô, chai cứng, khả năng hấp thu nước kém.
Do đó, bà con cần làm tơi xốp bề mặt đất để dung dịch phân bón đi sâu vào vùng rễ bên dưới, mang lại hiệu quả tối ưu.
- Xới nhẹ bề mặt
- Tưới tinh vôi xử lý đất: nâng pH đất, cải tạo đất
- Đối với vườn có tỷ lệ nấm bệnh cao: xử lý thuốc bệnh trước. Sau 1 tuần, nhà nông có thể tưới thêm tinh vôi (nếu cần thiết)
Bón phân hữu cơ:
- Bón phân chuồng: Phân bò, dê, dơi…
- Bón phân hữu cơ nhập khẩu: Phân viên nén, phân nước, phân nước…
❖ Kích đọt
Thời điểm này cây đã hoàn toàn cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, do đó nhà vườn cần lập tức bổ sung dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây. Việc bón phân lúc này sẽ kích bộ rễ ra mạnh, đọt non nhú đồng đều, bung mạnh.
– Thời điểm bón: Sau khi rửa vườn xong.
❖ Dưỡng cơi đọt
Chất dự trữ trong cây sầu riêng được tập trung trong lá. Nếu cơi đọt ốm yếu, không đủ lá, cây sẽ ra hoa và nuôi trái kém. Bà con nên chuẩn bị đủ lá (thường 2-3 cơi đọt) trước khi xử lý ra hoa. Đọt to khỏe, lá xanh mướt giúp cây tổng hợp dinh dưỡng tốt tăng khả năng nuôi trái.
Khi cơi đọt non xuất hiện (bằng mũi giáo): Phun thuốc trừ rầy + Phân bón lá bổ sung. Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Các hoạt chất thuốc rầy: Imidachloprid, Thiamethoxam, Buprofenzin, Acetamiprid, Pymetrozine, Cartap,…Bà con cần luân phiên phun xịt các gốc thuốc khác nhau để hạn chế rầy kháng thuốc.
XEM THÊM VỀ CÂY SẦU RIÊNG:
- Cách chọn cây giống sầu riêng không phải ai cũng chia sẻ
-
Hệ thống tưới cây sầu riêng Gia lai, Tự chảy, diện tích 16ha