NẤM TRÁI SẦU RIÊNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ.
Nguyên nhân: Do nấm Phitophthora. palmivora.
Nấm Phytophthora là loại nấm đa kí chủ, ngoài việc gây hại cho cây Sầu Riêng, tiêu,, ca cao ,dứa, cao su còn gây hại trên rau, hoa kiểng và nhiều loại cây trồng khác.
Nấm Phytophthora thuộc họ Pythiaceae, bộ Penoporale, lớp Oomycetes. Sợi nấm không màu, không vách ngăn, đơn bào, kích thước không đều, bào tử túi mang hình trứng hay hình quả chanh, trên đầu có nuốm hoặc không có nuốm, không màu, trong suốt. Bào tử hình cầu hoặc hình thận có hai lông roi, di chuyển rất nhanh trong nước, nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển từ 25-30C.
Nấm Phytophthora sống trong đất dưới hình thức các sợi nấm hoặc các bào tử có vách dày hay còn gọi là noãn bào tử, các noãn bào tử tồn tại hàng năm trong đất. Khi đất ẩm, các noãn bào tử nảy mầm cho ra các sợi nấm, các sợi nấm sinh ra các bào tử nang, các bào tử nang chứa các cá thể gây bệnh gọi là động bào tử . Các động bào tử chỉ phóng thích ra ngoài bào tử nang để gây bệnh khi đất bị đọng nước, sũng nước. Khi ra ngoài các động bào tử dùng lông roi bơi tới các rễ cây để gây bệnh hay bơi theo các dòng nước mưa để tới các nơi khác trong vườn, làm bệnh lây lan rất nhanh. Vườn bị ngập nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn. nấm trong đất phát triển mạnh trong mùa mưa.
Phytophthora gây hại hầu như tất cả các phần trên cây Sầu Riêng. Từ rễ, gốc. Vì là bảo tử bung nên cũng lây lan qua gió, gặp thời tiết mưa dầm, độ ẩm cao nó còn gây hại cho thân, cành, lá và trái.
Phòng trị:
– Trồng thưa, tỉa cành tạo tán thông thoáng.
– Bón nhiều phân chuồng hoai mục, bổ sung lợi nấm, lợi khuẩn như Trichoderma, EM, Bacilus….
– Thường xuyên kiểm tra vườn, đặc biệt trong giai đoạn mưa dầm, độ ẩm cao để phát hiện sớm.
– Khi trái bị nhiễm Phytophthora, hệ thống đề kháng của cây sẽ tiết ra Etylen nội sinh, hình thành tầng rời để loại trái bệnh ra khỏi thân. Khi thấy trái bị rụng, chúng ta dễ nhầm là cây tự loại trái eo, vì thế cần kiểm tra trái rụng, nếu có vết bệnh cần xử lý gấp.
– Leo lên cây, mạnh dạn tỉa bỏ hết những trái nhiễm bệnh mà mắt thường nhìn thấy được. Vì để nếu không rụng thì cũng chỉ bán hàng kem, giá không được bao nhiêu, mà lỡ không giữ được, nó rụng xuống có thể đập rụng thêm vài trái lành trên đường rơi của chúng. Thu gom các trái bệnh mang ra xa vườn tiêu hủy.
– Dùng một trong các loại thuốc đặc trị nấm hoạt chất đơn sau: Mancozeb, Metalaxy, Aliette, Phitocide. Thuốc có hoạt chất đôi Ridomil gold, Vimony, Eddy…..Phun 2 lần cách nhau 7 ngày.
Nếu trái lớn gần thu nên dùng Agri fos 400 pha thỉ lệ 2%, Phương phát này rất tốn kém, nhưng gần thu trái không được có vết thuốc nên buộc phải dùng cách này.
Vì trái đã nhiễm nấm bệnh thì chắc chắn thân cành lá đều đã bị nhiễm, vì thế khi phun nên phun kỹ cả thân cành lá và đặc biệt là trái.
Luôn rộng lòng đón nhận và trân trọng các góp ý bổ sung từ quý cô chú và các anh chị em. Xìn chào, xin hẹn gặp lại.
TB Mùa này đang dịch các bạn nhé, mai kiểm tra ngay và liền nha.
Nguồn: Đỗ Trường Sơn