Như đã thông tin tư mấy hôm trước, khi các bạn xem qua 2 clip cũng như hình ảnh tôi chia sẻ hôm trước, có nhiều ý kiến phản hồi về tình hình cây sầu riêng ở Krongpak. Theo ý kiến cá nhân của tôi, thì các bạn comment nhưng vẫn chưa đủ. Bản thân tôi theo dõi dịch hại này đã 3 tháng và đưa ra nhận định cũng như phác đồ trị bệnh cho bà con trên khu vực này, nhưng rất tiếc là bà con chúng ta quá chủ quan, ngủ quên trên chiến thắng nên 1 số ít bà con chú ý phòng ngừa ngay từ đầu thì tỷ lệ bệnh tật rất ít bị lây nhiễm. Sau đây là nhận định của tôi:
– Cây sầu riêng mùa rồi bà con thu hoạch cho năng suất khá là cao nhưng việc phục hồi cây lại chưa được chú trọng đúng mức, nhất là bón phân hữu cơ dẫn đến sức cây không khỏe, đề kháng yếu dẫn đến dễ nhiễm bệnh hại. Bà con trúng mùa thì hân hoan trong chiến thắng, lo xây nhà mới, sắm ô tô mà ít quan tâm theo dõi sức sinh trưởng cây. Cho dù không có dịch bệnh thì mùa này cây cũng sẽ phát triển và cho năng suất không bằng năm trước.
– Vấn đề thứ 2 là dịch bệnh: đây là nguyên nhân chính được mọi người đưa ra bàn luận rất nhiều, kể cả các cơ quan khoa học, nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp. Tôi rất tiếc là do 1 số vấn đề khách quan hay chủ quan mà mỗi 1 đơn vị kể cả các tiến sỹ vô phân tích thì lại nhận định bệnh khác nhau, khi thì nấm, khi thì vi khuẩn làm nông dân như đi vào mê hồn trận, tiền thuốc trị bệnh phun rất nhiều loại dẫn đến tốn công, tốn của mà bệnh thì rất chậm đứng. Riêng tôi nhận định qua việc quan sát bộ lá và rễ để theo dõi hình thái diễn biến của bệnh thì như thế này: trên lá do nấm Rhizoctonia tấn công gây ra cháy lá, trong khi đó bộ lá cây sr qua 1 mùa bội thu phục hồi kém nên càng dễ bị cháy hơn theo tôi đây là nguyên nhân chính khởi điểm cho việc cây không còn diện tích lá quang hợp để trao đổi chất, ngòai ra trên lá còn có biểu hiện của nấm Collectotrichum gây ra thán thư, 2 nấm này cộng sinh làm mất đi phần lớn diện tích lá. Trên thân thì xuất hiện xì mủ do nấm Phytophthora, bà con nghe loại nấm này thì rất sợ chứ theo tôi nó không đáng ngại, trong khi các doanh nghiệp thì đang đổ dồn về quảng cáo các loại thuốc trị bệnh này, bà con cứ phun cho đã mà tiền thì cứ mất tật thì cứ mang.
Ở trên lá thì vậy còn dưới gốc sẽ ra sao? Tây nguyên nói chung vừa trải qua 1 mùa vụ kỳ lạ, chính vì mưa dầm liên tục mà lượng nước thoát không kịp nó gây úng cục bộ (khi tôi tư vấn bà con nên phá mô để cho nước chạy qua hố cà hoặc xẻ thêm rảnh thoát nước thì bà con lại ko chịu nghe mà cứ nói mưa tới đâu nước rút hết tới đó). Thế là rễ thối tạo điều kiện cho anh Fusarium tấn công gây vàng lá chín sớm trong khi lá cây bị mấy anh nấm kia tấn công tơi tả thì gặp thêm anh Fusa ở dưới rễ đánh lên nữa, thế là cây nó tèo nhanh. Mà đâu phải do FUsa ko, dưới đất trong điều kiện ẩm độ cao nó có cả 1 tập đoàn nấm như Pythium, Phytop… nó liên hợp tấn công. Vậy thì bảo sao cây không chết.
Trên đây là những nhận định của cá nhân tôi dựa vào kinh nghiệm thực tế của việc đi tư vấn cho các vùng miền và quan sát hình thái diễn biến dịch bệnh dựa trên bộ lá và rễ, có thể sẽ còn những thiếu sót. Các bạn có thể bổ sung thêm để bữa sau tôi sẽ viết 1 bài về giải pháp căn cơ phòng ngừa dịch bệnh này. Cảm ơn các bạn đã thoe dõi bài viết
PS: Dịch hại không chỉ xuất hiện ở Krongpak mà còn những vùng khác nhưng quy mô còn nhỏ nên nhiều người chưa để ý. Do đó bà con đừng vội cười mà hãy chịu khó thăm vườn thường xuyên để phát hiện những triệu chứng bất thường mà có cách giải quyết sớm sẽ hiệu quả hơn. ĐỪNG ĐỂ NƯỚC ĐẾN CHÂN RỒI MỚI NHẢY!
Nguồn: Chương Nguyễn