Phục hồi Sầu Riêng sau gió bão

cay sau rieng

KHẮC PHỤC VƯỜN SẦU RIÊNG SAU BÃO.
Các bạn thân mến! đúng lý ra hôm nay tôi viết bài về xử lý ra hoa nhưng cơn bão damrey vừa qua đã tàn phá nặng nề cây sầu riêng nói riêng và các loại cây ăn trái nói chung. Đúng ngay dịp tôi đi công tác Tây nguyên. Mà vùng đặc biệt ảnh hưởng nặng nề là Khánh hòa, xin chia buồn cho trang trại của gia đình anh Phan Phú cũng như là vùng Tây nguyên. do đó hôm nay tôi sẽ viết vài điều nhanh gọn để khắc phục hậu quả của cơn bão vừa qua nhằm giúp các hội viên giảm bớt thiệt hại cho vườn cây của mình.
Như mọi người đã biết cơn bão vừa qua với cấp 12 đã tàn phá nặng nề đến nông nghiệp của các vùng mà chúng ta không thể chống đỡ nổi. giờ chuyện đã qua thì chúng ta cũng phải khắc phục cho nó mà thôi.
Đầu tiên chúng ta cần làm là cố định lại cây bị gió làm lay gốc, cắt tỉa cành bị dập, gãy. chắc chắn 1 điều cây bị lay gốc đứt rễ sẽ ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây, ngoài ra nó là nguyên nhân để cây bị nhiễm nấm bệnh. vì vậy mà hội viên nên tưới thuốc bệnh ngay lập tức sau khi dứt mưa để diệt mầm bệnh. các loại thuốc chúng ta có thể tưới như là Agri fos400, aliette, ridomil gold, mancozeb hoặc carbenzim (liều lượng thì có thể tưới theo khuyến cáo của nhà sản xuất). cái này hội viên có thể xem thêm bài https://www.facebook.com/groups/378580369184665/permalink/460816534294381/ để nắm bắt thêm bệnh dưới rễ.
Việc thứ 2 là bổ sung đất vào gốc bị lay để bộ rễ có thể ổn định lại nhanh nhất có thể. chúng ta nên lấy đất mặt nhiều dinh dưỡng bổ sung cho nó.
Việc thứ 3 là phun thuốc ngừa bệnh: trên lá sau khi mưa nắng lên nấm Rhizoctonia sẽ tấn công gây ra cháy lá, trong khi đó bộ lá cây sr qua 1 mùa bội thu phục hồi kém nên càng dễ bị cháy hơn theo tôi đây là nguyên nhân chính khởi điểm cho việc cây không còn diện tích lá quang hợp để trao đổi chất, ngòai ra trên lá còn có biểu hiện của nấm Collectotrichum gây ra thán thư, 2 nấm này cộng sinh làm mất đi phần lớn diện tích lá. Trên thân thì xuất hiện xì mủ do nấm Phytophthora (cái này tôi copy từ bài viết năm ngoái từ vùng Krongpak cho nhanh) https://www.facebook.com/groups/378580369184665/permalink/396722890703746/
Bước thứ 4 là phá váng đất. sau những cơn mưa lớn mặt đất sẽ đóng váng làm cho việc hô hấp của bộ rễ cây bị kém đi, trong khi đó rễ lúc này 1 phần bị thối do mưa nhiều, do gió bão lay gốc nên rất yếu thì càng dễ hại cây. Khi ta phá váng bằng cuốc chỉa 3 răng rồi thì bón vôi để nâng cao pH đất đồng thời diệt bớt mầm mống bệnh hại còn sót lại. Việc bón vôi sẽ tiến hành sau khi tưới thuốc bệnh từ 5-7 ngày để hoạt lực thuốc hóa học tác động mạnh vào bộ rễ cây trước. nói nôm na giống như chúng ta bị bệnh nặng phải vào bệnh viện cấp cứu thì bác sỹ sẽ cho phác đồ điều trị bằng thuốc tây hoặc mổ xẻ để ngay lập tức cắt nguy cơ bệnh trở nặng hơn.
Bước 5: sau khi phá váng đất, rải vôi tầm 7-10 ngày thấy cây ổn định lại 1 chút thì ta sẽ tiến hành bước phục hồi bằng dinh dưỡng. lúc này hội viên chúng ta bước vào giai đoạn về nhà và phục hồi bằng thuốc đông y an toàn hơn (lúc này không nên quá nôn nóng mà thuốc phân hóa học quá nhiều nhé). có thể tưới phân chứa HUMIC axit kết hợp 1 ít Bo để kích thích rễ mới. việc kích thích rễ mới cần thực hiện 2 lần cách 5-7 ngày để giúp phục hồi bộ rễ tơ 1 cách nhanh chóng và ổn định.
Phân bón hóa học lúc này chưa có quá quan trọng nên bà con hội viên không nên quá nôn nóng. nên nhớ dục tốc thì sẽ bất đạt.
Trên đây là chia sẻ nhanh của tôi cho bà con hội viên để khắc phục sự tàn phá của thiên nhiên. CHÚC BÀ CON HỘI VIÊN SỚM VƯỢT QUA SỰ KHÓ KHĂN NÀY VÀ LUÔN NHỚ CÒN NGƯỜI SẼ CÒN CỦA. BIẾT ĐÂU ĐÂY LÀ CƠ HỘI ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ CANH TÁC 1 VƯỜN CÂY CHẤT LƯỢNG HƠN BỀN VỮNG HƠN.
CHÀO THÂN ÁI!

Nguồn : Chương Nguyễn

Call Now Button