TRAO ĐỔI VỀ CÁCH TỰ Ủ PHÂN CÁ, TRÙN, BÁNH DẦU PHỘNG, ĐẬU NÀNH
. “ Trong tự nhiên, xác thực vật, chất thải và xác động vật, được VSV chuyển hóa thành một hợp chất mùn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Riêng xác động vật khi chuyển hóa sẽ trở thành một hợp chất mùn cao cấp” ( Trích khoa học đất).
Trùn quế, cá biển, cá nước ngọt, chứa nhiều Proteine động vật. Các loại hạt như Đậu Phộng, Đậu Nành hoặc bánh dầu đậu phộng, đậu nành, chứa nhiều Proteine thực vật. Cả hai loại đều có thể thủy phân thành phân để bón và phun cho hầu hết các loại cây trồng.
Việc thủy phân để thỏa mãn 2 yếu tố: 1 là làm phân rã, khử mùi nguyên liệu. 2 là chuyển Protein cao năng thành hợp chất dễ tiêu cây trồng có thể hấp thụ được. ( Các loại Proteine được động vật hấp thụ dễ dàng, nhưng với thực vật thì rất khó hấp thụ, vì thế cần chuyển đổi Proteine cao năng thành hợp chất dễ tiêu cây trồng mới hấp thu được. Tạm hiểu như là chiếc xe quá cồng kềnh không thể qua con hẻm hẹp vậy đó).
Theo thực tế đã làm và tham khảo vài anh em tôi tạm đưa ra công thức thế này, trong quá trình làm, bà con có thể tham khảo, rút ra từ thực tế để tăng giảm nguyên liệu ủ và men ủ :
– Nguyên liệu : Dùng cho 1 phi 200 lít.
1.1 Cá : Dùng từ 50-100 kg cá tươi, dầu ruột cá tận dụng, ưu tiên những loại cá ít mỡ, có độ đồng đều cao để phân rã đều , ưu tiên dùng cá nước ngọt .
1.2Trùn Quế, Trùn Hổ …. 40 kg
1.3 Bánh đậu phộng 40 kg xay nhuyễn hoặc không xay, ngâm rồi khấy đảo, bóp vụn : 40 kg
1.4 đậu nành 35 kg, có thể xay khô hoặc xay nước . Theo ý kiến cá nhân tôi, bà con nên dùng 50 % nguyên liệu động vật và 50 % nguyên liệu thực vật. Ủ chung hoặc ủ riêng nhưng phun tưới chung .
2 . Men ủ:
2. Có thể dùng 2 lít EM, 4 viên Bacillus, 2 viên Nano-Gro. Trước đây, Bacillus có giá khá cao, dùng EM, Bacillus, Nano-Gro cho một khối lượng nguyên liệu có giá thành tương đương nhau . Nay có nguồn Bacillus giá rẻ , ủ ra thành phẩm để dùng, đắt rẻ một vài chục, 1 trăm k có thể không quan trọng, nhưng nếu chất lượng như nhau, vượt trội, có thể chọn loại rẻ nhất . Theo ý kiến tham khảo của nhiều anh em, dùng Bacillus mang lại hiệu quả phân rã và khử mùi cao hơn.
– 2 Kg humic.
– 2 lít Proti. (protease). Nếu có thể thêm 2 trái khóm chin thì càng tốt. Phân giải Proteine cao năng thành hợp chất dễ tiêu để cây trồng hấp thụ được.
-10 – 20 lít mật mía. ( Nhiều hơn càng tốt) .
2.2 : Kích hoạt men : Có nhiều công thức kích hoạt . Tôi đưa ra hai công thức, bà con có thể lựa chọn .
Công thức 1 : 4 viên Bacillus. 1 chai oxi già, 50 lít nước, sục khí 4 giờ, cho vào 0.5 kg cá xay nhuyễn, 2 kg cơm nguội, 0.2 kg SunphatMaze, 0.2 kg MKP, 2 lít rỉ mật – sục khí 48 giờ,
Công thức đơn giản 2 : 50 lít nước, 2 lít rỉ mật, 4 viên Bacillus, 0.5 kg SA , 0.2 kg Sun phatmaze, 0.2 kg MKP ( có thể thiếu 1 nguyên liệu, với tôi, không quá cầu toàn ) sục khí 48 h. khi ủ đổ thêm nước và 8 lít – 20 lít RỈ MẬT cho ngập nguyên liệu ủ trong 1 phi 200 lít, đổ đầy cách mặt 30 cm tránh trào trong những ngày đầu. không nên đậy kín. 2 ngày dùng cây đảo kỹ vài lần lần cho cá, bánh dầu chìm xuống, đảo càng nhiều càng tốt , nếu dùng dụng cụ trộn sơn bằng mô tơ thì càng tốt.
Sau 15 ngày. Đổ thêm 2 lít Pruti (protease). Đổ thêm nước cho gần đầy phi, đảo đều. Tiếp theo 5-7 ngày đảo 1 lần.
Khoảng 1,5-2 tháng là sử dụng được. Phân đạt yêu cầu là phân có mùi mắm chứ không phải là mùi thối ( chỉ thối trong vài ngày đầu ) Trước khi dùng có thể cho vào ít bã cà phê , rau răm xay nhuyễn đề khử bớt mùi hôi tanh .Trước khi dùng hòa 2 kg humic với nước đổ thêm vào phi đảo kỹ.
– Pha 1 lít phân đã ủ cho 200 lít để phun lá.
– Pha 2 – 5 lít phân đã ủ cho 200 lít để tưới gốc.
Nên phun thử và tưới thử trên cỏ vài cây trước khi dùng cho toàn vườn cây trồng.
Lưu Ý: Phân tự ủ chỉ hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn các loại phân khác.
Dùng vừa phải không nên quá lạm dụng.
Trong quá trình ủ, sử dụng, bà con nào có công thức hoặc cải tiến có hiệu quả hơn, xin được trao đổi, chia sẻ để có một quy trình ủ chất lượng hơn .
Bài viết có mượn tạm hình ảnh của Nguyễn Kim Dung. Dùng xong sẽ trả lại ngay!!!!!
Nguồn: Đỗ Trường Sơn